Nhatluat.vn

ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP - BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

  • 0938 19 15 15
  • congtynhatluat@gmail.com
  • 220/16 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10, TP.HCM

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

Nhất Luật cung cấp cho Quý khách hàng một số giải đáp liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam như sau:


1. Quyền đăng ký nhãn hiệu:

Tại quy định của Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, những đối tượng sau có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ:

“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”


2. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định của Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp được định nghĩa như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

3. Những việc cần lưu ý trước khi tiến hành thiết kế logo để đăng ký nhãn hiệu độc quyền?
Thứ nhất, logo của bạn phải được thể hiện thông qua chữ viết, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó. 
Thứ hai, vì theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ sẽ không được bảo hộ, chính vì vậy để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua logo, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia về sở hữu hữu trí tuệ.
Thứ ba, logo của bạn cần dễ nhớ, có tính sáng tạo và tính phân biệt cao với các nhãn hiệu đã đăng ký và các nhãn hiệu của các đơn vị khác, làm sao cho khách hàng dễ nhận biết đó là sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình.

4. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu;
- Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình;
- Bán, chuyển nhượng hoặc Li-xăng cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình đã đăng ký và nhận tiền;
- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các tổ chức, cá nhân xâm phạm Nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

5. Có thể ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc trùng đến mức gây nhầm lẫn so với nhãn hiệu của mình đang trong giai đoạn thẩm định không?
Không. Vì theo quy định pháp luật Việt Nam, chỉ bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được cấp Văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp. Như vậy, đối với nhãn hiệu đang trong thời gian thẩm định, không thể biết chắc chắn là nhãn hiệu đó có đủ yêu cầu theo luật định để được cấp Văn bằng không, nên các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có quyền sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn mà không có bất kỳ hình thức chế tài nào áp dụng với họ. Tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền để được hưởng tất cả những quyền lợi sau khi đã được cấp Văn bằng bảo hộ.

6. Những rủi ro nếu nhãn hiệu không được đăng ký bảo hộ độc quyền?
- Bị người khác sử dụng, làm cho khách hàng nhầm lẫn hàng hóa/dịch vụ của Quý công ty với người đó có chung nguồn gốc, gây thiệt hại về kinh tế và uy tín cho Quý công ty;
- Do nhãn hiệu chưa được bảo hộ nên việc xử lý các trường hợp xâm phạm là rất khó khăn;
- Tổ chức, cá nhân khác tự ý sử dụng Nhãn hiệu của Quý công ty, sau đó đi đăng ký độc quyền rồi quay ngược lại không cho phép Quý công ty được sử dụng, Quý công ty buộc phải huỷ bỏ tất cả những gì có liên quan đến Nhãn hiệu như hoá đơn, bao bì sản phẩm, thông tin quảng cáo,… Việc giải quyết tranh chấp để đòi lại quyền là rất khó khăn và tốn kém,…

7. Những vấn đề cần lưu ý sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ
- Được quyền xử lý những trường hợp sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu của mình bằng quy định pháp luật.
- Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Chủ văn bằng không gia hạn hiệu lực khi hết hiệu lực;
- Chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;
- Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải sử dụng nhãn hiệu bằng các hoạt động đã đăng ký, nếu 5 năm liền không sử dụng nhãn hiệu trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp được sử dụng việc bắt đầu hoặc bắt đầu lại ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực thì Văn bằng sẽ bị thu hồi.

Vui lòng liên hệ với Nhất Luật để được tư vấn cụ thể và được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NHẤT LUẬT
Địa chỉ: 220/16 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10, TP.HCM.
Hotline: 0938 19 15 15 
Website: www.nhatluat.vn        Email: congtynhatluat@gmail.com


Share on Google Plus

AuthorBlog

"Write something about you..."

Comment!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Web Analytics