Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng lại nhãn hiệu của mình cho người khác. Người nhận chuyển nhượng sẽ có đầy đủ các quyền đối với nhãn hiệu kể từ thời điểm được ghi nhận.
Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có tiềm lực kinh tế lớn, nhưng để thâm nhập thị trường Việt Nam thì phải mất một thời gian để người tiêu dùng biết đến. Để khắc phục vấn đề này, các nhà đầu tư thường lựa chọn hình thức nhận chuyển nhượng nhãn hiệu từ các tổ chức, cá nhân trong nước đã được nhiều người biết và sử dụng rộng rãi.
Một ví dụ điển hình: Unilever là một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đa nhãn hiệu của Anh và Hà Lan. Khi Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam năm 1995, họ đã tìm hiểu và biết được người tiêu dùng Việt Nam lúc đó đã quen thuộc với thương hiệu “P/S” cho sản phẩm kem đánh răng. Unilever đã đàm phán và mua lại nhãn hiệu P/S với giá 5 triệu USD - một con số không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm đó.
Chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức cá nhân khác. Chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu được độc quyền sử dụng chúng trong thời gian bảo hộ được quy định trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển quyền Sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu). Hình thức chuyển nhượng nhãn hiệu nhằm điều hòa lợi ích giữa một bên không còn nhu cầu kinh doanh và một bên có nhu cầu kinh doanh nhưng chưa có điều kiện tạo lập và xây dựng thương hiệu. Ngoài ra hình thức này còn góp phần phổ biến thương hiệu, nhãn hiệu và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới.
Hoạt động chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu đem lại lợi ích cho cả chủ sở hữu, cả bên nhận chuyển nhượng và toàn xã hội nói chung.
Hồ sơ thủ tục Chuyển nhượng nhãn hiệu gồm:
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc văn bằng bảo hộ;
Hai bản gốc Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao được ký từng trang, đóng dấu (nếu có);
Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng.
Nhất luật là công ty có nhiều kinh nghiệp trong việc tư và và hỗ trợ cho khách hàng thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu. Với đội ngũ luật sư chuyên trách về Sở hữu trí tuệ và tư vấn hợp đồng, Nhất Luật đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng dù là bên chuyển nhượng hay bên nhận chuyển nhượng.
Dịch vụ tư vấn chuyển nhượng nhãn hiệu Nhất Luật:
- Tư vấn những quy định của pháp luật về Chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Tư vấn, đánh già về giá trị thực của nhãn hiệu trước khi chuyển nhượng;
- Tư vấn các điều kiện khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Tư vấn thủ tục Chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Tư vấn, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
- Đại diện hoàn tất các thủ tục Chuyển nhượng nhãn hiệu cho khách hàng tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Vui lòng liên hệ với Nhất Luật để được tư vấn cụ thể và được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NHẤT LUẬT
Địa chỉ: 220/16 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10, TP.HCM.
Hotline: 0938 19 15 15
Website: www.nhatluat.vn Email: congtynhatluat@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét