Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những điều chỉnh mang tính đột phá và cởi trói nhiều thủ tục cho Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, theo lộ trình cam kết WTO thì đến thời điểm hiện tại, gần như không còn những hạn chế nào cho các Nhà đầu tư nước ngoài.
Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý đến một số vấn đề như hình thức đầu tư, lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, vốn pháp định và đặc biệt là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ...
Thành phần hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo mẫu.
2. Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư (Nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm), ngoài ra có thể nộp thêm các tài liệu sau để chứng minh:
+ Báo cáo tài chính (nhà đầu tư là pháp nhân);
+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với Nhà đầu tư là cá nhân hoặc pháp nhân mới thành lập).
3. Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.(các điều kiện này được quy định trong pháp luật chuyên ngành pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế trong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên).
*Đối với các dự án thực hiện quyền phân phối, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, hồ sơ bổ sung thêm:
+ Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động.
+ Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu (trường hợp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa), hoặc Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (trường hợp đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan mua bán hàng hóa). Trong các bản đăng ký, Nhà đầu tư nêu rõ danh mục mã số HS các hàng hóa xuất, nhập khẩu, phân phối.
4. Giải trình kinh tế - kĩ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu; quy mô; địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường (chỉ áp dụng đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỉ đồng trở lên).
5. Dự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ kí cuả người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền.
6.Danh sách thành viên theo mẫu.
7.Văn bản xác nhận tư cách pháp lí của Nhà đầu tư:
+ Đối với Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài:
a) Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu.
b) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.
+ Đối với Nhà đầu tư là tổ chức:
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác. (Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản phải được hợp pháp hoá lãnh sự).
- Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền và Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhâncủa người đại diện theo uỷ quyền.
8. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế giữa Nhà đầu tư trong nước và Nhà đầu tư nước ngoài.
9. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
10. Trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ ngành nghề, thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng kí phải kèm Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và các cá nhân khác quy định tại điều 9 nghị định 102/2010 và giấy tờ chứng minh cá nhân đó đang hoặc sẽ làm việc cho Doanh nghiêp.
11. Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án (Bản sao hợp lệ Hợp đồng thuê địa điểm có công chứng hoặc các giấy tờ pháp lý liên quan chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm) kèm theo hồ sơ.
Thời gian xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Đối với các hồ sơ bình thường: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với các hồ sơ phải xin ý kiến của các Bộ hoặc xin cấp quyền Xuất nhập khẩu: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với các hồ sơ xin cấp quyền phân phối: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
Vui lòng liên hệ với Nhất Luật để được tư vấn chi tiết và được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NHẤT LUẬT
Địa chỉ: 220/16 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10, TP.HCM.
Hotline Lawyer: 0938 19 15 15
Website: www.nhatluat.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét