Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường, để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị thì cần có mã số mã vạch trên hàng hoá.
Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa là một ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Mã vạch gồm nhiều chủng lọai khác nhau. Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128. Ngoài ra, trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.
Ví dụ minh họa sau:
Chú thích: 3 số đầu: mã quốc gia
6 số tiếp theo: mã doanh nghiệp
3 số tiếp theo: mã sản phẩm
1 số cuối: số kiểm tra.
Hiểu hết vai trò của mã số mã vạch trong lưu thông hàng hóa, sản phẩm thì mỗi công ty cần đăng ký mã số mã vạch lên Cơ quan nhà nước để được cấp mã số mã vạch cho hàng hóa, sản phẩm của công ty mình. Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế. Việc đăng ký và cấp MS-MV cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.
Muốn có mã vạch, trước tiên, các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam, để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Sau đó doanh nghiệp sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bánh kẹo và kem đánh răng, nước súc miệng…), về khối lượng, về bao bì… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của loại mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến bằng cách thay đổi trọng lượng hay cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới để cập nhật vào hệ thống.
Công ty luật TNHH Nhất Luật sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, hàng hóa của Quý công ty một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Vui lòng liên hệ với Nhất Luật để được tư vấn cụ thể và được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NHẤT LUẬT
Địa chỉ: 220/16 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10, TP.HCM.
Hotline: 0938 19 15 15
Website: www.nhatluat.vn Email: congtynhatluat@gmail.com